SỞ XÂY DỰNG TỔ CHỨC LỚP TẬP HUẤN NĂM 2024

Thực hiện Công văn số 1405/VKT-ĐTS ngày 11/7/2024 của Viện Kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng và Công văn số 2085/UBND-KT2 ngày 24/7/2024 của UBND tỉnh về tổ chức hội thảo phố biến BIM trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Ngày 15/8/2024, Sở Xây dựng phối hợp với Viện Kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo phố biến BIM trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cho các đối tượng là Lãnh đạo và cán bộ của phòng chuyên môn thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố Hưng Yên, các phòng chuyên môn thuộc các Sở Xây dựng, Giao thông, Nông nghiệp và PTNT, Công thương; Cán bộ các Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông - xây dựng; Ban quản lý dự án chuyên ngành thuộc Sở Giao thông và Sở Nông nghiệp và PTNT; Trung tâm quy hoạch xây dựng;  Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Theo Lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 17/3/2023, từ năm 2025 áp dụng BIM bắt buộc đối với các công trình cấp II trở lên của các dự án đầu tư xây dựng mới sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư bắt đầu thực hiện các công việc chuẩn bị dự án.

Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số vào quản lý và điều hành các ngành nghề, trong đó có ngành xây dựng, là hết sức cần thiết và đang trở thành xu hướng tất yếu. Việc tiếp cận và áp dụng BIM (Mô hình thông tin xây dựng) và GIS (Hệ thống thông tin địa lý) trong quản lý quy hoạch và phát triển đô thị thông minh không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững cho các dự án.

Quyết định số 258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chúng ta nhận thấy rõ ràng sự quyết tâm của nhà nước trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào ngành xây dựng. Việc sử dụng BIM từ năm 2023 cho các công trình cấp I, cấp đặc biệt và từ năm 2025 cho các công trình cấp II là một bước đi quan trọng, nhằm hiện đại hóa quy trình làm việc, tối ưu hóa chi phí và thời gian thực hiện dự án.

Nhiều chuyên gia trên thế giới nhận định: Mô hình thông tin công trình (BIM) là nhân tố then chốt của cuộc cách mạng 4.0 đối với ngành Xây dựng. Hiện nay, vẫn còn có nhiều định nghĩa về BIM khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên BIM có thể hiểu là “việc sử dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin để số hoá các thông tin của công trình thông qua mô hình không gian ba chiều (3D) nhằm hỗ trợ quá trình thiết kế, thi công, quản lý vận hành công trình”. Đây chính là công cụ chính để cụ thể hoá nhiệm vụ số hoá của ngành xây dựng, để triển khai quản lý xây dựng thông minh và là nhân tố chủ chốt để quản lý hạ tầng kỹ thuật thông minh cũng như quản lý và phát triển đô thị thông minh.

Việc kết hợp BIM vào nền tảng GIS sẽ giúp cho cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức có thể quản lý quy hoạch, quản lý các thông tin công trình, địa lý hiệu quả hơn; thông qua đó, sẽ tận dụng được các dữ liệu này để phân tích, tối ưu, và ra các quyết định về quản lý quy hoạch, vận hành, đầu tư đô thị hiệu quả hơn.

Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội thảo!

 

Văn phòng Sở

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
37 người đang online