Quy hoạch bến xe và cơ khí giao thông đường bộ

1. Hệ thống bến xe liên tỉnh

Bảng Quy hoạch và nhu cầu vốn đầu tư các bến xe trong địa phận tỉnh Hưng Yên

Bến xe

Quy mô diện tích (m2)

Năng lực bến xe (xe/ngày)

Kinh phí đầu tư (tỷ đồng)

Nguồn vốn

I. Bến xe khách Hưng yên (*)

12.000

120

3,73

 

II. Bến xe khách tại các thị trấn (**)

 

 

 

 

1. Bến xe khách huyện Ân Thi

3.000

50

1,2

Ngân sách tỉnh

2. Bến xe khách Thọ Vinh - Huyện Kim Động

3.000

50

1,2

3. Bến xe khách thị trấn Vương - huyện Tiên Lữ

3.000

50

1,2

4. Bến xe khách La Tiến - huyện Phù Cừ

3.000

50

1,2

5. Bến xe khách huyện Văn Giang

3.000

50

1,2

6. Bến xe khách huyện Văn Lâm

3.000

50

1,2

7. Bến xe khách huyện Khoái Châu

3.000

50

1,2

8. Bến xe khách huyện Yên Mỹ

3.000

50

1,2

9. Bến xe khách huyện Mỹ Hào

3.000

50

1,2

Tổng cộng

 

 

10,8

 

* Bến xe khách thị xã Hưng Yên đã được xây dựng hoàn chỉnh và đã đưa vào khai thác từ năm 2000.
* Hiện tại tỉnh đang lập dự án đầu tư xây dựng thí điểm bến xe ở 4 huyện: Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ.

2. Bãi đỗ tĩnh kiêm điểm dịch vụ nghỉ ngơi

Trên địa bàn tỉnh dự kiến xây dựng 02 bãi đỗ xe tĩnh kiêm điểm dịch vụ nghỉ ngơi.

 

Tại thị xã Hưng Yên

  • Vị trí: Bám theo trục QL39A ở phía Bắc phường An Tảo.
  • Quy mô: Dự kiến khoảng 10.000m2.

 

Tại thị xã Phố Nối

  • Vị trí: Nằm ở chân cầu vượt QL5 đối diện với Trạm 110KV Phố Nối.
  • Quy mô: 10.000m2.

Bảng quy hoạch và nhu cầu vốn đầu tư các bến xe tĩnh địa phận tỉnh Hưng Yên:

Bến xe

Quy mô diện tích (m2)

Năng lực bãi chứa (xe)

Kinh phí đầu tư (tỷ đồng)

Nguồn vốn

I. Bến xe tĩnh thị xã Hưng yên

10.000

100

2,75

BOT

II. Bến xe tĩnh thị xã Phố Nối

10.000

100

2,75

BOT

 

3. Quy hoạch cơ khí giao thông đường bộ

Kiểm tra an toàn phương tiện giao thôngPhương hướng chung là phát triển mạng lưới cơ khí sửa chữa các cấp phương tiện đường bộ do nhiều thành phần kinh tế tham gia (bao gồm Nhà nước, tư nhân, các HTX...) là dịch vụ sửa chữa phương tiện nhưng đòi hỏi cơ sở thành phần kinh tế tham gia công tác này phải có năng lực sửa chữa, có trang thiết bị hiện đại, cán bộ và công nhân lành nghề, có kiến thức về các loại phương tiện vận tải hiện đại. trước mắt có thể xây dựng một hoặc hai cơ sở điển hình trên địa bàn tỉnh, có đủ năng lực sửa chữa từ 150 đến 200xe/năm.

  • Kinh phí đầu tư: 10 tỷ đồng
  • Giai đoạn 2004-2005: 3 tỷ đồng.
  • Giai đoạn 2006-2010: 7 tỷ đồng.


Sở GT-VT